loading

Các phượt thủ đã sẵn sàng khoác balo lên và đi tới các địa điểm trekking không thể bỏ lỡ tại khu vực miền Bắc hay chưa? Đừng thấy gian khó mà nản lòng, bởi sau khi băng rừng, vượt núi, với nhiều đồ đạc trên lưng bạn sẽ được đền đáp bởi vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên hùng vĩ , hẳn sẽ là một điều hết sức tuyệt vời.

Với địa hình đồi núi, tại miền bắc Việt Nam, có rất nhiều điểm trekking như các gợi ý dưới đây:

Núi Hàm Lợn tại Sóc Sơn – Hà Nội

Đối với những phượt thủ mới vào nghề, kinh nghiệm còn non nớt, để chuẩn bị cho chuyến đi chinh phục đỉnh Fansipan thì nên đến núi Hàm Lợn thuộc dãy Độc Tôn, Sóc Sơn, Hà Nội để tập dượt trước.

Nằm cách trung tâm Hà Nội chừng 40 km, núi Hàm Lợn là điểm trekking cuối tuần lý tưởng cho nhiều người. Với độ cao 462 m, một thử sức vừa tầm dành cho chuyến trekking nhẹ nhàng, không quá khó khăn như leo đỉnh Fansipan hay Apacha của các phượt thủ mới vào nghề. Dân phượt thường có hai con đường để chinh phục đỉnh núi. Cách thứ nhất và cũng dễ hơn là đi theo đường mòn bằng phẳng, ít bụi rậm và chỉ mất khoảng 2 giờ đồng hồ. Cách thứ hai phù hợp với người ưa mạo hiểm là đi men theo suối. Thời gian di chuyển mất khoảng 4 giờ. Bạn nên mang theo lều cắm trại qua đêm trên núi. Khi đó, bạn sẽ được ngắm khung cảnh đẹp ngỡ ngàng trong ánh bình minh hay hoàng hôn cuối ngày. Và được ngắm nhìn, thưởng ngoạn lúc bình minh lên trên đỉnh núi cao.

Bạn có thể tham khảo thêm những cung đường phượt khác để chọn cho mình một chuyến đi phud hợp.

Rừng nguyên sinh Tam Đảo - Vĩnh Phúc

Nằm ở phía Bắc huyện Tam Đảo, thị trấn Tam Đảo được bao bọc bởi rừng nguyên sinh Quốc gia Tam Đảo, có khí hậu trong sạch, mát mẻ, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 18°C. Là điều kiện rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái… Từ lâu Tam Đảo đã là địa điểm của nhiều phượt thủ đến tập dượt cho các buổi trekking mạo hiểm hơn. 

Khu du lịch Tam Ðảo được người Pháp phát hiện và xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19. Ðến năm 1940, Tam Ðảo đã là một “đô thị” trên núi cao với 145 tòa nhà, biệt thự cao cấp, lộng lẫy; trong số này có tới 60 biệt thự với kiến trúc theo nhiều kiểu cách khác nhau. Nay những tòa biệt thự ngày xưa chỉ còn là phế tích trong hoang tàn, đổ nát, trơ ra những móng, tường, công trình ngầm nằm lẫn với cỏ cây, rêu phong, nắng mưa…Tam Đảo có phong cảnh núi non hùng vĩ, bao quát cả một vùng đồng bằng Bắc bộ rộng lớn. Khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình là 18°C – 25°C. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 nhiệt độ tại các tỉnh đồng bằng thường oi bức từ khoảng 27°C – 38°C thì Tam Đảo là nơi nghỉ mát lý tưởng với sự luân chuyển rõ rệt 4 mùa trong một ngày. Buổi sáng se se gió xuân, buổi trưa nóng ấm mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo may mùa thu, buổi tối lạnh giá của mùa đông. Với những gợi ý rõ ràng như vậy, bạn đã biết nên đi Tam Đảo vào mùa nào chưa ?

Nếu không có những lần trekking tập dượt tại các điểm như: núi Hàm Lợn, hay Tam Đảo thì các phượt thủ khó lòng mà chinh phục được đỉnh núi cao nhất Việt Nam và Đông Dương này. Fansipan, đã trở thành  mục tiêu của đại đa số những người thích xê dịch. Với độ cao 3.143 m, bạn có thể chinh phục ngọn núi bằng 3 đường khác nhau. Con đường dễ nhất là xuất phát từ Trạm Tôn đến đỉnh và trở về cũng bằng lối này. Thời gian chuyến đi kéo dài 2-3 ngày. Cách thứ hai kéo dài khoảng 4 ngày với đoạn đường dài 19,5 km, bắt đầu từ "sống lưng" dãy Hoàng Liên. Cũng xuất phát từ Trạm Tôn, nhưng đường về lại theo thung lũng Mường Hoa, suối Cát Cát và đi dọc theo sườn đông của dãy Hoàng Liên. Đường thứ ba khó khăn hơn khi xuất phát từ Dốc Mít, Bình Lư đến đỉnh. Đây là hành trình rất nguy hiểm và chỉ dân leo núi chuyên nghiệp với đầy đủ trang thiết bị mới dám đi. Hành trang mang theo ngoài balo, quần áo,  giầy tất gang, khăn mũ và nhiều đồ dùng khác, cũng cần chuẩn bị thức ăn.

Điểm cực tây Apachai (Điện Biên)

Được biết tới là điểm cực Tây của Việt Nam, Apachai nằm tại xã Xín Thầu - huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đây là ngã ba biên giới đặc biệt của Việt Nam, Lào và Trung Quốc. Đường đi không quá khó khăn như Fansipan nhưng địa danh này cũng khiến nhiều người phải ngán ngẩm. Và đặc biệt là nơi mà các phượt thủ muốn trải nghiệm và chinh phục bằng các kinh nghiệm đường trường. Việc chinh phục cột mốc này thường diễn ra trong ngày. Tùy điều kiện thời tiết, bạn sẽ mất 3-5  tiếng leo lên và xuống. Sau hành trình dài vượt qua những đồi cỏ tranh cao quá đầu người hay khu rừng nguyên sinh, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng cột mốc lịch sử. Phần cột mốc Apachai nằm trên độ cao 1.400 m so với mặt nước biển, làm bằng đá hoa cương với bệ đỡ vuông quay mặt về ba hướng. Từng mặt đều khắc tên nước bằng chữ quốc ngữ và quốc huy của mỗi quốc gia.

Núi Yên Tử - Quảng Ninh

Đi Yên về Tử là câu nói của nhiều người khi đặt chân đến ngọn núi Yên Tử - Quảng Ninh. Vốn là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật giáo Việt Nam". Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn. Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6000m với 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi...

Các phượt thủ có thể lên núi Yên Tử bằng hai cách: Theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1,2 km lên tới độ cao 450 m gần chùa Hoa Yên. Với cách này có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng núi Yên Tử từ trên cao với những cây tùng, đại hàng trăm năm tuổi xen lẫn trong những rừng cây xanh tươi và hít thở không khí trong lành. Hoặc, theo đường đi bộ dài trên 6 km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông. Và bắt đâu cuộc hành trình khám phá Yên Tử từ suối Giải Oan đến chùa Hoa Yên nằm ở độ cao 534m. Qua khỏi chùa Hoa Yên một đoạn thì có ngôi chùa nằm chênh vênh bám vào lưng vách núi. Đó là chùa Một Mái (hay Bán Mái), tên chữ là Bán Thiên Tự (chùa nằm giữa lưng trời). Và điểm đến cuối cùng là Chùa Đồng tọa lạc trên đỉnh Yên Tử cao 1.068 mét, được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự. Ngôi chùa trông như một đài sen, nơi thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm.