loading

Phượt theo đúng nghĩa “bờ bụi” thường sẽ ngủ đường, ngủ chợ, ngủ rừng. Các bạn sẽ phải ngồi lại với nhau để chuẩn bị từ bàn chải đánh răng, khăn mặt, kem đánh răng… cho những vật dụng che nắng, che mưa như lều, bạt…

Việt Nam là một trong những quốc gia có khí hậu ôn đới, nóng ẩm mưa nhiều, do có sự ảnh hưởng từ thời tiết, dẫn tới đặc trưng khí hậu của các vùng miền cũng có sự thay đổi. Nếu bạn có ý định “phượt phọt” trong mùa mưa, nắm rõ một vài kiến thức, thông tin về thời tiết sẽ là điều không thừa để có một chuyến đi với các trải nghiệm tuyệt vời, thành công như mong đợi.

Mùa mưa ở miền Bắc không giống so với miền Nam, mưa miền Bắc thường không kéo dài, dai dẳng từ tháng này sang tháng khác mà thường có các đợt nắng, nóng xen kẽ, nhất là vào mùa hè. Các trận mưa lớn thường xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa hè do ảnh hưởng của áp thấp, không khí lạnh hoặc đơn giản là do mây đối lưu như ở Sài Gòn.

Vào các tháng đầu năm từ tháng 2 và tháng 3 thường có mưa phùn, hay còn gọi là mưa bay, lớt phớt, không ướt áo nhưng mưa lâu, mưa nhiều ngày do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Khoảng tháng 7, tháng 8 là những trận mưa to, mưa dai dẳng nhiều ngày, thậm chí là 1 tuần, người ta gọi đó là mưa ngâu. Cả 2 thời điểm này thời tiết rất xấu, đường xá bẩn, nhớp nháp, khó chịu, sẽ là những điều kiện không hề thuận lợi khi bạn có ý định “phượt” mùa mưa.

Phượt mùa mưa, bạn đã sẵn sàng khoác balo lên và đi chưa?

 “Tháng bảy nước nhảy lên bờ”. Mùa mưa bão tại miền Trung thường kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11, và trung bình hằng năm có 4 cơn bão đổ vào đây trong điều kiện gió mùa đông bắc hoạt động mạnh.

Phượt mùa mưa bão sẽ rất bất lợi nếu như bạn không dành thời gian để chuẩn bị tốt mọi thứ. Tuy nhiên, sẽ là những trải nghiệm thú vị và không hề cảm thấy khó khăn với niềm đam mê, sự nhiệt huyết, thì phượt mùa mưa lũ giống như một thử thách mới dành cho những tay phượt chuyên nghiệp, thích sự khám phá, thử thách.

Ba lô chống thấm, quần áo đi mưa, bọc thiết bị điện tử bằng túi nilon, phương tiện di chuyển, lều bạt và một vật dụng thiết yếu khác… là những món đồ giúp bạn có chuyến phượt an toàn và vui vẻ mùa mưa bão.

Chuẩn bị chu đáo hành trang

Phượt theo đúng nghĩa “bờ bụi” thường sẽ ngủ đường, ngủ chợ, ngủ rừng, đối với những du khách phượt nghỉ dưỡng tại nhà nghỉ, khách sạn thường không phải chuẩn bị nhiều. Nhưng phượt thủ thì ngược lại, các bạn sẽ phải ngồi lại với nhau để chuẩn bị từ bàn chải đánh răng, khăn mặt, kem đánh răng… cho những vật dụng che nắng, che mưa như lều, bạt… để sẵn sàng sử dụng khi dừng chân ở những địa điểm cắm trại không có cửa hàng, hoặc những nơi hoang vắng như khi ở trong rừng.

Đồ dùng cho mùa mưa

Nếu chuẩn bị tốt mọi thứ bạn sẽ có thể qua đêm ở bất cứ nơi nào

Nếu đã xác định phượt trong mùa mưa bạn sẽ phải thường xuyên đối mặt với những cơn mưa không báo trước, mưa rào, mưa nhanh… Do đó, khi chuẩn bị các dụng cụ cá nhân nên chọn loại không thấm nước, kể cả quần áo như: quần gió, áo gió… Hơn nữa nên chuẩn bị 1 chiếc balo lớn, đa năng về công dụng đặc biệt là có khả năng chống thấm nước để bảo vệ các vật dụng bên trong khỏi ướt nhề. Quần áo mưa, ủng và có thêm 1 chiếc mũ, ô cầm tay nữa thì càng tốt.

Bảo vệ an toàn cho các thiết bị hi tech, các thiết bị điện tử: máy ảnh, điện thoại, máy tính bảng, tai nghe, ipad… bằng cách đặt chúng trong nhiều lớp túi nilon rồi cho vào khoảng giữa balo. Ngoài ra, cũng nên mang theo máy sấy để người và đồ luôn khô ráo. Trong trường hợp không có nơi cung cấp điện bạn nên chuẩn bị sạc điện dự phòng.

Bạn có thể tham khảo thêm về những đồ cần thiết cho chuyến phượt để bổ sung nếu cần thiết.

Theo dõi thông tin dự báo thời tiết

Du lịch Phượt trong một chặng đường dù dài hay ngắn nắm được các thông tin dự báo thời tiết sẽ khiến bạn chủ động hơn. Và tránh được những cơn mưa lớn, thậm chí bão lũ để di chuyển đến các vùng có nắng, hoặc tính toán về việc nghỉ ngơi tại đâu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh bị cảm lạnh, ốm sốt trong suốt quá trình.

Kiểm tra phương tiện di chuyển

Phượt thủ - phương tiện di chuyển chủ yếu bằng xe máy hay xe đạp, tuy nhiên phương tiện xe đạp chỉ thích hợp với cung đường ngắn, sử dụng xe máy là phù hợp nhất. Mùa nắng đã phải kiểm tra kỹ trước khi lên đường, vào mùa mưa, bạn càng phải chú trọng chi tiết này hơn. Nên lựa chọn phương tiện xe máy chuyên dụng, để có thể thích ứng được với các vùng rừng núi, đường nhấp nhô, nhiều dốc… Bên cạnh đó, đừng quên trang bị khả năng chữa trị những hỏng hóc cơ bản của xe, nên có sẵn hộp kỹ thuật tránh trường hợp hỏng xe trên đường không gần trạm sửa. Nên mang theo xăng phòng di kh di chuyển quá lâu xe hết xăng.

Xem thêm 5 quy tắc “vàng” khi phượt bằng xe máy  để có chuyến đi phượt an toàn.

Cách di chuyển

Mưa xuống sẽ làm cho các con đường trở lên trơn trượt, nhớp nháp và bám nhiều bùn đất và nhất là các con đường vùng rừng núi. Bạn nên chạy xe/đi với tốc độ vừa phải, không lạng lách, vượt ôtô, phanh gấp, tùy chỉnh đèn… Trong trường hợp mưa bão lớn, bạn nên tìm nơi trú chân, chờ thời tiết tạm ổn hãy tiếp tục lên đường.