Bao cao su cho dân phượt được công nhận là có nhiều lợi ích “trong sáng” như xử lý vết côn trùng và rắn cắn, làm Garo buộc vết thương, bao chống nước, làm phao sinh tồn, tạo lửa...
Bạn đã từng đi “phượt” chưa? Nếu đã tham gia loại hình du lịch “bờ bụi” này rồi thì có lẽ bỏ một vài bao cao su trong ví sẽ là điều tất lẽ dĩ ngẫu đúng không…? Điều này chắc chỉ “chúng ta hiểu nhau”, nói như vậy là bởi vì cứ hễ nhắc đến bao cao su người ta lại nghĩ ngay đến chuyện quan hệ tình dục nam nữ… Trong quá trình du lịch phượt, tôi không chắc điều này có xảy ra với các cặp đôi hay không? thế nhưng chỉ đừng nhìn vào 1 công dụng “hẹp nghĩa” như vậy. Bao cao su cho dân phượt được công nhận là có nhiều lợi ích “trong sáng” hơn thế.
Bao cao su gọi theo cách gọi của người Pháp là Ca Pốt, Condom theo nghĩa tiếng anh là “áo mưa”. Vật dụng này là chất dẻo, không thấm nước, dùng để giảm khả năng có thai và nguy cơ lây bệnh tình dục. Tuy nhiên, nó cũng có thể dùng vào một số mục đích khác như: tạo micaro, bảo vệ nòng súng khỏi bị kẹt. Đặc biệt, khi di du lịch, đồ dùng này lại đem đến những công dụng đáng ngờ: Làm vật chườm mát, garo buộc vết thương hay bao chống ướt cho máy ảnh, điện thoại… Do chúng có độ đàn hồi cao và co giãn tốt, do đó bạn sẽ không sợ bị rách, thủng khi bọc.
Sau đây là một số công dụng không thể phủ nhận của bao cao su mang theo khi di du lịch phượt.
Xử lý vết côn trùng và rắn cắn
Du lịch phượt phương tiện đi lại thường là xe máy, loại hình này thường gắn liền với câu nói “ăn bờ, ở bụi”, bạn sẽ không tránh khỏi việc bị côn trùng cắn, thậm chí là rắn độc cắn khi dựng lều ngủ tại các cánh rừng rậm rạp, hoặc một vị trí nào đó xuất hiện nhiều sinh vật lạ. Nếu có may lỡ bị rắn độc cắn, xử lý không kịp thời sẽ khiến nạn nhân có thể tử vong hoặc gặp phải các biến chứng về sau. Trường hợp này, bạn cần bình tĩnh và không để nạn nhân cử động. Trong khi chờ được đưa về các cơ sở y tế gần nhất, bạn hãy đặt bao cao su lên vết rắn cắn rồi hút nọc độc ra. Làm theo cách này, miệng bạn sẽ an toàn hơn và tránh được nọc độc của rắn xâm nhập vào cơ thể.
Để tránh các loại côn trùng khi đi phượt bạn hãy xem thông tin tại: Bảo vệ bản thân khỏi côn trùng cắn khi đi phượt
Tác dụng chườm mát
Không ảnh hưởng đến xương cốt nhiều, các chấn thương phần mềm thường gây xuất huyết bên trong, mặt ngoài tấy đỏ, vùng da sưng. Trong quá trình du lịch phượt sẽ không thể kiếm được đá lạnh hay túi chườm nếu như bạn đang ở trong rừng sâu, nơi không có hàng quán. Hãy tìm đến nguồn nước mát lạnh từ các khe núi, hoặc suối cho một lượng vừa phải và bao cao su. Nếu vết thương lớn cần túi chườm to, bạn nên rửa sạch 1 vài viên đá cuội rồi nhét vào bao cao su sau đó đổ nước và cột chặt lại ngăn không cho nước chảy ra bên ngoài. Hãy yên tâm rằng: nếu chất lượng bao cao su tốt thì khó thể rách hoặc thủng bao được. Nhiệt độ thấp sẽ khiến mạch máu co lại và ngưng xuất huyết.
Làm Garo buộc vết thương
Phượt theo kiểu khám phá, thám hiểu và trải nghiệm những cảm giác mạnh, độ mạo hiểm cao có khi còn dẫn tới bị chấn thương, có người bị nhẹ, có người nặng, dẫn tới chảy máu. Khi trong hành lý hết sạch băng bó hoặc do quên không chuẩn bị hộp sơ cứu bạn hãy lấy bao cao su, xoắn hai đầu lại rồi buộc cách vết thương 3-5 cm. Đây là cách bạn có thể cầm máu tạm thời trong khi di chuyển đến nơi có trạm ý tế và sự can thiệp của bác sĩ.
Bao chống nước
Không có túi ni lông bọc điện thoại, máy ảnh, hoặc tai nghe thì ta có thể dùng bao cao su để thay thế trong trường hợp gặp phải những cơn mưa “tự dưng” không báo trước. Đối với những tên phượt chụp ảnh chuyên nghiệp, lồng bao cao su vào máy ảnh để chụp hình dưới nước là cách duy nhất để họ bảo vệ thiết bị điện tử mà chưa chắc túi ni lông hay bất kỳ một vật dụng nào khác tốt hơn.
Ngoài ra, để bảo vệ những đôi giày thể thao, giày phượt hàng hiệu khỏi bị thấm nước khi trời mưa, dùng bao cao su lồng lên chúng là có thể tránh mưa một cách an toàn mà không cần phải gói gém, bao bọc cẩn thận.
Dùng bao cao su dụ trữ nước - Hứng sương đêm
Hứng sương đêm bằng bao cao su để dự trữ nước uống nghe có vẻ không được vệ sinh lắm, thế nhưng có một điều mà ít ai biết đến, bao cao su thời cổ đại được làm từ ruột hoặc da động vật, trong thời kỳ hiện đại, nó được làm từ nhựa, nhựa tổng hợp, hoặc ruột cừu. Nếu có ý định hứng sương thì bạn nên chọn loại sản xuất từ ruột cừu sẽ rất an toàn và đảm bảo.
Cách làm, bạn đào một hố vừa phải trên mặt đất, căng bao cao su ra rồi đặt vào hố. Bạn dùng thêm đá chèn quanh miệng hố để định vị bao cao su. Sương sẽ đọng lại thành nước trong bao cao su. Như vậy, sáng ngủ dậy, bạn có thêm nước để dùng.
Nắp đậy thức ăn
Nếu bạn đi phượt theo kiểu nhẹ nhàng, dã ngoại, thực phẩm đóng hộp sẽ là những lựa chọn hàng đầu vì sự tiện dụng. Ví dụ như: mỳ ăn liền, cháo ăn liền… nếu lỡ tay bóc mà không muốn ăn để bảo quản bạn cũng có thể lấy bao cao su trùm lên trên để bảo vệ. Như đã giải thích ở phía trên, lắp đậy bằng bao cao su hoàn toàn có thể tin cậy và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Làm phao sinh tồn
Công dụng tuy không được phát huy nhiều, thế nhưng không các trường hợp phượt di chuyển qua các con tàu, phà, không may gặp phải tình huống xấu, phao cứu sinh không đủ dùng, hoặc không có, bạn nên bình tĩnh. Lấy bao cao su ra thổi thật to, căng rồi buộc chặt lại. Sản phẩm có tính đàn hồi và co giãn tốt, hãy thổi to hết sức có thể, nó sẽ đóng vai trò là phao cứu sinh cho bạn.
Tạo lửa
Nghe có vẻ hư cấu như sự thật bao cao su nếu được chế tác và kết hợp với một số vật dụng khác sẽ tạo lửa. Cụ thể là, nếu đổ đầy nước vào bao cao su, sau đó tìm chỗ mặt trời nắng to nhất để treo, phía dưới đặt vật liệu dễ bắt lửa nơi ánh sáng tích tụ. Đây được cho là kinh nghiệm siêu thông minh của các dân phượt chuyên nghiệp khi muốn ngẫu hứng tự nấu nướng mà không có bật lửa kèm theo.