loading

Không giống như đi biển hay đồng bằng, phượt ở vùng sơn cước bạn cần phải nắm được những quy định khi đi vào vùng biên giới nếu không hệ lụy sẽ khôn lường

Tháng 8, tháng cuối của mùa hè và tháng đầu của mua thu, thời tiết thường rất mát mẻ, dễ chịu. Đây là khoảng thời gian lý tưởng cho các cung phượt ở vùng sơn cước. Với những ai lần đầu phượt cung kiểu này thì bạn cần phải tìm hiểu nhiều đấy. Không giống như đi biển hay đồng bằng, phượt ở vùng sơn cước bạn cần phải nắm được những quy định khi đi vào khu vực biên giới, có những hành vi bạn cho là bình thường lại là trường hợp bị cấm, ảnh hưởng đến chính trị…

Khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khu vực biên giới đất liền) bao gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với đường biên giới quốc gia trên đất liền của Việt Nam với các nước khác.

Cột mốc biên giới Việt Nam với nước bạn

Các hành vi bị cấm trong khu vực biên giới

Làm hư hỏng, hủy hoại, xê dịch hoặc mất mốc quốc giới, dấu hiệu nhận biết đường biên giới, các biển báo “khu vực biên giới”, “vành đai biên giới”, “vùng cấm”, công trình biên giới.

Làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, ô nhiễm môi trường của sông, suối biên giới.

Cư trú, khai thác lâm thổ sản, thăm dò, khai thác khoáng sản, thủy sản trái phép.

Vượt biên giới làm ruộng, rẫy, săn bắn, chăn thả gia súc. 

Chôn cất, chuyển dịch mồ mả, vận chuyển thi thể, hài cốt, động vật, thực vật và xác động vật qua biên giới không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

Bắn súng qua biên giới, gây nổ, chặt phá và đốt cây khai hoang trong vành đai biên giới. 

Quay phim, chụp ảnh, ghi âm, đo, vẽ cảnh vật ở những nơi có biển cấm trong khu vực biên giới đất liền. 

Các hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, gian lận thương mại. 

Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hiệp định về quy chế biên giới mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký với các nước láng giềng.

Đi vào vùng biên bạn cần thận trọng với mọi hành động nếu không để lại hệ lụy về chính trị, kinh tế rất lớn

Các quy định khi vào khu vực biên giới 

Công dân Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền phải có Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định của pháp luật.

Người nước ngoài thường trú, tạm trú ở Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền phải có giấy phép của cơ quan Công an cấp tỉnh nơi người đó thường trú, tạm trú hoặc Công an tỉnh biên giới đất liền nơi đến cấp

Công dân Việt Nam (trừ cư dân biên giới) và người nước ngoài vào khu vực biên giới đất liền, nếu ở qua đêm phải đăng ký lưu trú tại cơ quan Công an cấp xã sở tại theo quy định của pháp luật. Trường hợp ở qua đêm trong vành đai biên giới phải thông báo bằng văn bản cho Đồn Biên phòng sở tại.

Các hình thức xử phạt khi vi phạm 

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000đồng nếu có hành vi làm hư hại hoặc có bất cứ hành động gì khác có hại tới cột mốc, dấu hiệu trên đường biên giới.

Phạt tiền từ 200.000đồng đến 500.000đồng nếu có hành vi cư trú, đi lại, hành nghề trái phép trong phạm vi khu vực biên giới, cửa khẩu.

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000đồng đến 100.000đồng đối với hành vi không mang theo Giấy chứng minh nhân dân khi đi vào khu vực biên giới

Tham khảo thêm :

- 9 điều không thể không biết khi du lịch Thái Lan

- Về miền Trung vừa ăn xu xoa vừa xuýt xoa

- Tháng 8 đi phượt ở đâu?